Trong phun xăm môi, những vấn đề thắc mắc của học viên nhiều nhất chính là cách đi kim làm sao cho đẹp, lên đều màu, chuẩn và không bị thâm môi.
Trên thực tế có rất nhiều kỹ thuật phun xăm môi như: đi kim ziczac, đi kim xoắn ốc, đi kim 1 chiều rồi đi kim 2 chiều, đi kim nghiêng 45 độ, đi kim 60 độ, đi kim 1, đi kim 3, đi kim 5 rồi đi kim 7,… các kiểu, nhưng mấy ai thực hiện 100 lần thì đều giống cả trăm lần ? Từ học viên với giáo viên dù đi cùng kỹ thuật thì mỗi lần đi sẽ vẫn có sự khác nhau.
Nên các bạn phải nắm chắc và biết các kỹ thuật này để đi kim cho tốt. Bởi mỗi lần phun xăm môi sẽ phải kết hợp nhiều kỹ thuật với nhau chứ không đơn thuần chỉ sử dụng một tới hai kỹ thuật trên một môi xăm.
Quy trình phun xăm môi
– Bước 1: Chuẩn bị các loại kim phun xăm.
– Bước 2: Chụp ảnh lại môi của khách trước khi phun
– Bước 3: Định hình khung môi bằng bút kẻ lông mày.
– Bước 4: Đi khung môi và đánh bóng
Cách đi kim xăm môi theo kỹ thuật đi kim xoắn ốc, 1 chiều và 2 chiều của Nga
– Bước 1: Đi viền khung môi 2 lần theo kĩ thuật đi kim xoắn ốc
– Bước 2: Đi lòng môi với kỹ thuật kim 1 chiều nghiêng 45 độ với độ sâu khoảng 1mm hoặc 0,5mm từ 2 – 3 lần
– Bước 3: Đi 4 góc môi hứng sáng với kỹ thuật kim 2 chiều như hình lưới bắt cá
*Lưu ý:
– Trong lúc đi kim bạn nên lấy tay căng môi ra để màu vào môi chuẩn hơn, rõ hơn
– Nếu mũi kim đi quá sâu thì máu sẽ đẩy mực ra ngược trở lại làm cho màu sắc không đều. Nếu bạn cố đi tiếp kim sâu thì vùng da môi của khách sẽ bị tổn thương, lúc này màu mực ăn đậm khi mới phun xong nhưng khi lành lớp màu sẽ bong hết theo màu mực cho kết quả cuối cùng phun xong sẽ không lên màu.
– Nếu bạn đi kim quá nông chỉ ở lớp ngoài da thì khi lớp môi này bong hết kết quả cuối cùng cũng không lên được màu như mong muốn.
– Nếu đi kim quá nhanh thì mực chưa kịp thấm đã bị lau đi nên cũng rất khó ăn mực
– Nếu đi chậm, nhẹ, hoặc đi nhanh quá, máu sẽ ẩn dưới da làm môi không thâm phun xong cũng thành thâm; nên bạn cần duy trì tốc độ đi kim ổn định không quá nhanh, không quá nhẹ, không quá chậm.
Khi phun môi nên để kim dài hay kim ngắn
Khi phun môi tốt nhất bạn không nên điều chỉnh kim dài hay kim ngắn mà chỉ nên để kim chừng khoảng hơn 1mm một chút xíu và phải điều chỉnh lực để kim đi xuống môi chỉ khoảng 0,2 – 0,3mm thôi. Do da môi rất mỏng, nhẹ, nhạy cảm nên bạn không thể đi kim với độ sâu như phun xăm lông mày được.
Phun môi nên đi kim số mấy
Đi môi bằng kim 1 sẽ có những hạn chế là khi đi môi sẽ hơi lâu bắt màu một chút, khi đi nhẹ quá thì màu bong ra sẽ nhanh bay, còn nếu đi mạnh quá thì khi bong môi ra nó sẽ không có bóng.
Nếu đi kim 3 tròn thì sẽ có cái lợi là có thể đi được 1 vị trí di đi di lại từ 3 – 5 lần một đoạn 2 – 3 mm. Sau khi đi được một đoạn thì bạn có thể vuốt, miết kim vào da để cho viền môi ăn màu.