Bị dị ứng mực xăm có thuốc nào bôi hết không?

03/12/2020
Tác giả: TGPT-Admin
3484 lượt xem

Nhiều người truyền tai nhau là khi bị dị ứng mực xăm thông qua các biểu hiện như nổi nốt sần, ngứa các vùng da xung quanh,… thì nên bôi thuốc mỡ tra mắt hay một loại thuốc bôi gì đó để cho hết triệu chứng là khỏi nhưng việc đó không có cơ sở khoa học nào chứng minh hay được các bác sĩ công bố cụ thể cả. Thông thường khi bị dị ứng mực xăm bạn nên làm theo mẹo sau để giảm khó chịu và ngứa ngáy:

Dị ứng mực xăm có tỉ lệ biểu hiện triệu chứng khá thấp và đa số thường gặp ở các ca da cơ địa “khá dữ”.

Với những người được gọi là da cơ địa “dữ” là người có cơ địa da khá nhạy cảm và mẫn cảm với các chất hóa học lạ khi tiếp xúc với mỹ phẩm, sữa tắm, dầu gội,… đặc biệt là những chất lạ lẫm như mực xăm, tê hỗ trợ xăm,… nên rất dễ gây ra các bệnh da liễu ngay lập tức.

Những người cơ địa “dữ” còn là những người có vết thương lâu lành. Khi xăm môi mày mí thì cơ thể cũng phải chịu một vết thương hở trên da, với người bình thường chỉ cần 1 – 2 tuần là bong và sau 1 tháng là màu môi, mày , mí sẽ ổn định nhưng với những người “dữ” thì vết thương hở đó sẽ lâu lành hơn, do đó sau 1 tháng tưởng như có thể ăn thả phanh rồi thì họ vẫn bị phản ứng dị ứng với các đồ ăn như thịt chó, thịt bò, hải sản, xôi nếp, rau muống,… và các vết thương khi bị biến dạng, lồi lõm sẽ để lại sẹo và các di chứng về sau nếu bị tổn thương nghiêm trọng và không được điều trị đúng cách.

Bị dị ứng mực xăm có thuốc xoa nào bôi hết không?
Hình ảnh môi bị dị ứng mực xăm

Nhiều người truyền tai nhau là khi bị dị ứng mực xăm thông qua các biểu hiện như nổi mụn nước, nổi nốt sần, ngứa các vùng da xung quanh,… thì nên bôi thuốc mỡ tra mắt hay một loại thuốc bôi gì đó để cho hết triệu chứng là khỏi nhưng việc đó không có cơ sở khoa học nào chứng minh hay được các bác sĩ công bố cụ thể cả.

Thông thường khi bị dị ứng mực xăm bạn không nên thoa hay uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa đi khám để biết nguyên nhân chính thức và chữa trị theo phương án bác sĩ đưa ra.

Bị dị ứng mực xăm có thuốc xoa nào bôi hết không?
Khi bị dị ứng mực xăm thông qua các biểu hiện như nổi mụn nước, nổi nốt sần, ngứa các vùng da xung quanh

Còn nếu các bạn muốn giảm triệu chứng ngứa ngáy hay khó chịu phát ra từ vùng bị dị ứng mực xăm thì bạn có thể làm theo mẹo nhỏ sau: bạn có thể dùng túi chườm lạnh để làm dịu vết xăm.

Tuyệt đối không bôi nước đá trực tiếp lên trên vùng da xăm vì có thể gây tổn thương các mô da. Bạn nên dùng một chiếc khăn mỏng và quấn cục nước đá bên trong. Nhẹ nhàng chườm lên trong khoảng 15 phút.

Tránh vận động mạnh để vùng da xăm đó không bị tổn thương gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn và tốt hơn hết là giữ nguyên hiện trạng tới thẳng bệnh viện nhờ bác sĩ tư vấn và có phương án điều trị phù hợp. Hạn chế các loại thực phẩm như các loại hải sản, thịt chó, thịt bò, đồ nếp, bia rượu, thuốc lá,…. để hạn chế tối đa tình trạng tổn thương da

Facebook Messenger
Kiến thức phun xăm 0963926336
Chat Zalo